Dân tộc Hmong
Theo số liệu của Ban chỉ đạo cuộc Tổng điều tra dân số ở nước ta năm 1979 thì năm này tỉnh Bắc Thái nói chung, Thái Nguyên nói riêng mới có số liệu về người Hmông. Năm 1979, toàn tỉnh Bắc Thái có 650 người Hmông thì tại Thái Nguyên ngày nay có 644 người, trong đó gần 80% tập trung ở huyện Võ Nhai. Sau đó 10 năm (1989) dân số Hmông ở Thái Nguyên đã lên tới 2.264 người, huyện có đông người Hmông nhất là Đồng Hỷ từ 54 người lên 1.022 người (tăng tuyệt đối 968 người), huyện Võ Nhai mặc dù đã tăng từ 513 người lên 923 người (tăng tuyệt đối 410 người) nhưng lại xuống vị trí thứ hai. Đến năm 1999, dân số Hmông trong toàn tỉnh đã lên tới 4.831 người, tăng hơn gấp đôi trong 10 năm.
I. Dân số và phân bố dân cư
Theo số liệu của Ban chỉ đạo cuộc Tổng điều tra dân số ở nước ta năm 1979 thì năm này tỉnh Bắc Thái nói chung, Thái Nguyên nói riêng mới có số liệu về người Hmông. Năm 1979, toàn tỉnh Bắc Thái có 650 người Hmông thì tại Nguyên ngày nay có 644 người, trong đó gần 80% tập trung ở huyện Võ Nhai. Sau đó 10 năm (1989) dân số Hmông ở Thái Nguyên đã lên tới 2.264 người, huyện có đông người Hmông nhất là Đồng Hỷ từ 54 người lên 1.022 người (tăng tuyệt đối 968 người), huyện Võ Nhai mặc dù đã tăng từ 513 người lên 923 người (tăng tuyệt đối 410 người) nhưng lại xuống vị trí thứ hai. Đến năm 1999, dân số Hmông trong toàn tỉnh đã lên tới 4.831 người, tăng hơn gấp đôi trong 10 năm.
Thiếu nữ dân tộc Hmông
Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng dân số Hmông ở đây là do họ di chuyển từ các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang về. Những huyện có đông người Hmông cư trú là Võ Nhai (lại chuyển lên đứng ở vị trí thứ nhất), Đồng Hỷ, Phú Lương. Tuy chưa đến 5.000 người, nhưng người Hmông đã cư trú rải rác trong 115/180 xã, phường của tỉnh. Do vậy, tỷ lệ dân số Hmông trong từng xã thường rất nhỏ, từ 0,01% đến vài phần trăm. Tuy nhiên cũng có một số xã dân số Hmông chiếm 10% trở lên, đó là: Nghinh Tường, Thượng Nung, Phú Thượng, Lâu Thượng, Tràng Xá, La Hiên, Bình Long huyện Võ Nhai; Tân Long, Quang Sơn, Văn Lăng huyện Đồng Hỷ... Tính dân số tuyệt đối, tập trung đông nhất là ở 6 xã: Động Đạt (931 người) huyện Phú Lương; Lâu Thượng (1.339 người), Tràng Xá (1.029 người), La Hiên (968 người) huyện Võ Nhai; Văn Hán (1.635 người), Tân Long (1.147 người) huyện Đồng Hỷ.
II. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
1. Trồng trọt
Khi còn ở Cao Bằng, Hà Giang, làm nương rẫy, hình thức canh tác chủ yếu của người Hmông là du canh chặt cây đốt rừng. Nương được gọi là tế, phân chia theo đặc điểm địa hình, gồm hai loại là nương dốc (tế sa) và nương bằng (tế tia), trong đó, nương dốc chiếm phần lớn, phân chia theo đặc điểm rừng nơi khai phá gồm hai loại là nương có rừng và nương cỏ tranh. Do phụ thuộc nước trời, nên nương rẫy chỉ được canh tác một vụ/năm. Kỹ thuật gieo trồng trên nương đa dạng, bao gồm gieo theo rãnh cày, gieo theo hốc bổ bằng cuốc và gieo bằng chọc lỗ bỏ hạt, trong đó, chọc lỗ bỏ hạt chỉ được tiến hành ở các nương mới phát. Công cụ làm rẫy bao gồm cày, cuốc bớm, cào cỏ, dao. Mỗi mảnh nương được làm ba bốn năm thì bỏ hoá, trở thành đất hưu canh. Người ta đi tìm mảnh nương mới hơn cho mùa vụ sau. Cây trồng trên nương là ngô, đậu tương, mạch ba góc, lúa mạch, lanh dệt vải, bí đỏ và thuốc lá. Năng suất trên nương bấp bênh và thấp kém, khoảng 800-1000 kg/ha/năm quy ra thóc. Tình trạng thiếu ăn 3-4 tháng/năm vào mùa giáp hạt diễn ra khá phổ biến. Đây là một trong những căn nguyên cùng với chiến tranh biên giới dẫn đến việc người Hmông di cư từ Cao Bằng, Hà Giang xuống Thái Nguyên.
Từ khi chuyển xuống Thái Nguyên, do rừng còn ít, địa hình bằng phẳng hơn, lại do áp dụng kỹ thuật trồng trọt mới, hệ cây trồng trên nương cũng thay đổi, người Hmông chủ yếu trồng là sắn, đậu, chè, cây ăn quả và ruộng nước.
Như đã nói, cây trồng chính trên nương rẫy là ngô. Nương ngô được canh tác hai vụ một năm. Vụ một từ tháng 1 đến tháng 5, vụ hai từ tháng 6 đến tháng 11. Ở một số bản như Mỏ Nước, Bản Tèn, Liên Phương (Văn Lăng, Đồng Hỷ), đất làm nương thường dốc và lẫn nhiều đá, người ta dùng đá để xếp những bờ nhỏ, tạo những đường đồng mức lượn sóng trên nương để chống xói mòn đất khi mưa xuống. Tuỳ theo thế đất mà khoảng cách giữa các đường đồng mức từ 3 đến 5 mét. Cùng với các giống ngô đỏ và trắng cổ truyền, người dân đã tiếp thu giống ngô cao sản do ngành khuyến nông đa xuống. Trên nương ngô, người Hmông còn xen canh một số cây rau và gia vị như bí, gừng, nghệ, tỏi. Với các giống ngô cổ truyền, người Hmông vẫn dùng cuốc bổ hố, mỗi hố gieo hai ba hạt, hố nọ cách xa hố kia 40-60 cm, không theo hàng lối, trong khi với giống ngô mới, người ta dùng bừa san đất, cày thành rãnh, rãnh nọ cách rãnh kia 50 cm, bỏ hạt theo rãnh, khoảng cách từ gốc nọ đến gốc kia trong một rãnh 25 cm. So với giống ngô cổ truyền, ngô mới được gieo dày hơn. Theo người dân, giống ngô cổ truyền có thân lá to, nếu gieo dày sẽ cho bắp nhỏ hay không trổ bắp, còn giống ngô mới thì ngược lại. Gặp năm mưa muộn, để bảo đảm kịp thời vụ, ngô được gieo Trước trên đám sân nhỏ cạnh nhà, khi ngô nảy mầm, cao độ 5-7 cm cũng là lúc có mưa, được đem gieo trong các hố bổ bằng cuốc. Nông cụ làm nương bao gồm cày, bừa, cuốc và chiếc giỏ nhỏ đựng hạt giống khi gieo. Chiếc rìu và con dao ít được sử dụng do đất rừng làm rẫy không còn. Trước đây, việc trồng ngô hoàn toàn trông chờ vào độ phì tự nhiên mà không được bảo dưỡng. Ngày nay, người Hmông đã dùng phân chuồng và phân hoá học cho những nương ngô cao sản. Năng suất ngô trung bình 3,0 tấn/ha/vụ hay 6,0 tấn/ha/năm với ngô cao sản, 1,7 tấn/ha/vụ với ngô địa phương, nhìn chung thấp hơn so với năng suất ngô của người Việt. Cùng với nương ngô là nương sắn. Ngô và sắn không được trồng xen nhau, mà được trồng riêng. Cây sắn tuy cho hiệu quả kinh tế cao, nhưng nhanh làm suy kiệt đất. Để duy trì độ phì của đất, trên mỗi đám nương, người Hmông luân canh theo chu trình trồng ngô 3 năm, trồng sắn 1 năm, trồng đậu một năm. Sắn được trồng một vụ/năm, bắt đầu tháng 2, thu hoạch tháng 11-12.
Do sự vận động của Nhà nước, một số làng Hmông trong tỉnh đã bắt đầu chuyển từ nương trồng ngô, sắn, đậu sang trồng chè. Cây chè đã định hình và cho thu nhập đáng kể ở xóm Khe Cạn (Văn Lăng, Đồng Hỷ) với diện tích gần 20 ha, ở xóm Trung Sơn (Quang Sơn, Đồng Hỷ) với diện tích gần 5 ha. Do hạn chế về kỹ thuật xao sấy, đồng bào chủ yếu bán chè tươi cho các đại lý. Một số hộ Hmông ở Văn Lăng (Đồng Hỷ), Động Đạt (Phú Lương) đã thử nghiệm trồng các loại cây ăn quả như vải thiều, xoài, nhãn trong vờn nhà. Do đất đai không phù hợp, hiệu quả của việc trồng cây ăn quả nhìn chung cha rõ. Trước đây, do cư trú ở vùng cao, người Hmông canh tác đất nương là chính. Bên cạnh đó, một số ít hộ gia đình đã làm ruộng bậc thang. Do lệ thuộc nước trời nên ruộng chỉ làm một vụ, gieo cấy vào tháng 5, thu hoạch vào tháng 9. Ruộng được cày ải vào tháng 3, đến tháng 5, khi mưa xuống, được cày bừa lại cho đất nhuyễn rồi gieo cấy. Lúa ít được bón phân, kể cả phân chuồng lẫn phân hoá học nên năng suất đạt từ 2,5 tấn đến 3,0 tấn/ha/vụ, thấp hơn nhiều so với năng suất bình quân 4,0-5,0 tấn/ha/vụ trên ruộng nước của người Tày, người Nùng cận cư. Khi thu hoạch, lúa được cắt sát gié bằng liềm, được bó thành từng bó, để lên giàn bếp, khi ăn mới lấy xuống vò bằng chân trong những chiếc nong to. Ở Thái Nguyên, do kết quả của công tác định canh, định cư, bên cạnh đất nương, phân nửa số làng Hmông đã canh tác ruộng nước. Trong tổng số 18 bản Hmông được khảo sát, 9 bản có ruộng nước, là bản Tèn, Khe cạn (Văn Lăng, Đồng Hỷ), Đồng Tâm (Động Đạt, Phú Lương), Na Sằng, Khe ấm (Phú Đô, Phú Lương), chòi Hồng (Tràng Xá, Võ Nhai), Mỏ Ba (Tân Long, Đồng Hỷ), Mỏ Trì (Cúc Đường, Võ Nhai), An Thành (Thượng Nung, Võ Nhai). Giống như trước đây, do hạn chế về thuỷ lợi, đa số ruộng nước chỉ được cấy một vụ/năm, vào mùa mưa. Từ khi đổi mới đến nay, người Hmông đã tiếp thu các loại giống mới và kỹ thuật thâm canh ruộng nước. Lúa giống được ngâm nước theo công thức ba sôi hai lạnh trong hai, ba ngày, khi nảy mầm thì đem gieo dày trên đám đất nhỏ. Mạ cao khoảng 5 cm được cắt thành từng mê bằng liềm và đặt trên ruộng chứ không làm mạ cấy như trước. Lúa hoặc được làm cỏ, hoặc được phun thuốc diệt cỏ. Mặc dù vậy, do kỹ thuật chăm sóc và chọn giống chưa thành thục, do ít bón phân và bảo dưỡng đất, hiệu quả gieo trồng trên ruộng nước ở người Hmông còn thấp. Năng suất lúa dao động trong khoảng 2,5 -3,5 tấn/ha/vụ so với năng suất 4,5-5,5 tấn/ha/vụ trên ruộng nước của người Việt và người Tày.
Người Hmông có kho tàng tri thức về sản xuất từ lâu đời. Khi thu hoạch, tất cả ngô trên nương được bẻ nguyên cả áo, còn tươi, được đa lên bảo quản trên giàn bếp. Dưới tác động của khói và lửa nấu ăn hàng ngày, ngô tươi được sấy cho khô dần và tránh được mối mọt. Việc chọn giống chỉ được tiến hành khi mùa gieo tỉa đến, thường là tháng 1 và tháng 6 hàng năm. Người ta chọn trong đống ngô để trên giàn bếp những bắp ngô to, hạt mẩy và không bị mọt để làm giống. Các loại hạt giống khác như bí, rau cải được cho vào trong ống nứa để trên giàn bếp. Để biết lịch làm nương, người Hmông ở Quang Sơn, Văn Lăng (Đồng Hỷ), Động Đạt (Phú Lương) quan sát sự thay đổi có quy luật của các hiện tượng tự nhiên. Vào tháng 1, khi thấy cây đa đâm chồi non là lúc phát nương mới, thấy đào ra hoa, thấy cây tồn tung ché che, một loại cây rừng lá chẽ thành ba góc nhọn, vàng lá là lúc trỉa ngô. Nông lịch Hmông căn cứ vào biến đổi của mặt trăng. Từ lúc trăng nhú đến khi trăng khuyết hết gọi là một tháng, một tháng chia ra đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng căn cứ vào trăng lên, trăng tròn và trăng khuyết, mời hai tháng là một năm. Dưới đây là nông lịch trồng ngô của người Hmông ở huyện Đồng Hỷ.
Bản chòi Hồng của người Hmông (Võ Nhai)